Chùa Tam Chúc được xem là ngôi chùa lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Với diện tích 144 ha trong tổng số 5.100 ha của Khu du lịch quốc gia Tam Chúc, ngôi chùa này gắn liền với truyền thuyết "Tiền lục nhạc, Hậu thất tinh". Vị trí đặc biệt của chùa nằm giữa dãy núi thất tinh, ôm trọn ba mặt của ngôi chùa. Mặt trước là hồ Tam Chúc với sáu quả núi Lục Sơn Thủy nhô lên. Khi ghé thăm chùa Tam Chúc, bạn có thể khám phá các địa điểm ấn tượng như cổng Tam Quan, nhà khách Thủy Đình, Tam Điện,...Chùa thờ các vị Sư Tổ Đạt Ma, thiền sư Nguyễn Minh Không, thiền sư Khuông Việt, hòa thượng Thích Thanh Tứ, thiền sư Đỗ Pháp Thuận,... là những vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, đến đây bạn thu được những hình ảnh sống ảo và video tuyệt vời đó nhé!
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam khi sở hữu hiện tích lên tới 1700 héc-ta trong đó có 80 héc-ta khu chùa Bái Đính mới và 27 héc-ta khu chùa Bái Đính cổ. Với hơn 1.000 năm lịch sử, chùa Bái Đính được xây dựng theo kiến trúc truyền thống và mang nét đặc trưng của văn hóa lịch sử Việt Nam. Khuôn viên chùa Bái Đính rộng lớn và có nhiều điểm tham quan đáng chú ý. Bạn có thể khám phá Hang Sáng, Động Tối, Giếng Ngọc, Đền Thần Cao Sơn, Tháp Chuông, Hành lang La Hán, Điện Quan và Tòa Bảo Tháp. Ngoài ra, chùa Bái Đính còn nắm giữ nhiều kỷ lục tại Việt Nam và châu Á, như chuông đồng lớn nhất, tượng Phật Thích Ca cao nhất và nặng nhất, bộ tượng Tam thế lớn nhất dát vàng, tượng Phật Di Lặc lớn nhất ở Đông Nam Á, hành lang La Hán lớn nhất và nhiều cây bồ đề nhất.
Sẽ thật thiếu sót nếu không liệt kê chùa Hương vào danh sách 15 ngôi chùa lớn nhất Việt Nam. Chùa nằm trong quần thể danh thắng Hương Sơn trải trên một diện tích gần 4.000 ha. (Diện tích chùa chiếm một phần nhỏ trong khu quần thể này) Quần thể chùa Hương được hình thành từ thế kỷ 15, với nhiều công trình kiến trúc phân bổ trong thung lũng suối Yến. Nó được chia thành hai khu vực, gồm khu vực chùa Ngoài hay chùa Thiên Trù, và khu vực chùa Trong, nằm bên trong động đá tự nhiên Hương Tích. Mỗi khi Tết đến và xuân về, đông đảo Phật tử và du khách từ khắp nơi đổ về chùa Hương để tham gia lễ hội. Hội chùa diễn ra từ tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch hàng năm. Chèo thuyền, leo núi, nghe hát chèo, hát văn,.. là những hoạt động đặc biệt thú vị của lễ hội chùa Hương.
Nhắc đến những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam thì không thể không kể đến Chùa Nôm - ngôi chùa được coi là "báu vật cổ" của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Được xây dựng vào thế kỷ XVII dưới triều Hậu Lê, chùa Nôm mang trong mình vẻ đẹp của kiến trúc và văn hóa truyền thống. Nằm trong khu di tích làng Nôm, chùa hòa mình với không gian thanh bình và giản dị của làng quê. Trải qua nhiều lần trùng tu, diện tích hiện tại của chùa Nôm là khoảng 15 ha, trong đó khuôn viên chùa rộng 8ha bao gồm các công trình với lối kiến trúc độc đáo như: vườn tháp cổ và lầu Quan Âm,... Chùa còn lưu giữ nhiều bài khấn nôm cổ và các tượng đồng cổ quý giá như tượng Phật Tổ Như Lai và tượng Cửu Long Phật Đản. Ngoài ra, cổng tam quan của chùa Nôm cũng được đánh giá là một công trình kiến trúc đẹp và ấn tượng, được coi là một trong những cánh cổng tốt nhất và lớn nhất Đông Nam Á.
Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên nằm cạnh khu di tích Tây Thiên Cổ Tự, không chỉ là một địa điểm linh thiêng mà còn thu hút du khách hành hương và thưởng ngoạn phong cảnh đẹp. Với diện tích khoảng 4.5ha và rừng ngoại vi rộng lên đến 50ha, thiền viện tọa lạc trên độ cao 300 mét so với mực nước biển. Từ chính điện, nhà tổ, nhà khách, nhà trưng bày, cổng tam quan, lầu chuông, lầu rồng và khu nội viện như tăng đường, thiền đường, trai đường và các thất chuyên tu của Thiền Viện được xây dựng tinh xảo và mang đậm nét kiến trúc Á Đông. Những tranh, tượng, phù điêu trên vách tháp chuông và tháp trống đều chứa đựng những câu chuyện thiền sử hấp dẫn du khách. Bên cạnh đó, ngôi chùa lớn nhất Việt Nam này còn là nơi đào tạo Phật giáo có hệ thống, phát triển và giao lưu với các dòng phật giáo của các nước.
Bà Đanh, còn được gọi là "Bảo Sơn Nữ", nằm tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Với diện tích khoảng 10ha, đây được coi là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất ở Hà Nam và miền Bắc nói chung, bởi ngôi chùa có vị trí là nơi sơn thủy hữu tình. Khuôn viên chùa bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ. Ngoài tượng Phật, ngôi chùa lớn nhất Việt Nam này còn thờ tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân và các tượng tín ngưỡng Tứ Phủ của dân gian Việt Nam. Theo truyền thuyết địa phương, chùa Bà Đanh thờ nữ thần linh thiêng, có vai trò điều khiển mưa gió, bảo vệ dân trước lũ lụt và mang lại mùa màng bội thu. Chính vì điều này, người ta gọi chùa là "chùa Đức Bà làng Đanh", gọi tắt là "chùa Bà Đanh".
Chùa Lôi Âm nằm trên dãy núi cùng tên với độ cao hơn 500m so với mực nước biển. Trên núi có khí hậu vô cùng mát mẻ, hệ thực vật phong phú, được ví như là một cao nguyên thu nhỏ của Đại Yên. Đến năm 1997, ngôi chùa đã được chứng nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia và trở thành địa điểm du lịch Hạ Long nổi tiếng linh thiêng. Tổng diện tích chùa hơn 100m2, bao gồm: suối Giải Oan, giếng Thiêng, hang động và rất nhiều hồ nước xung quanh. Phía sau là ngôi chùa Hang với hình dáng giống như một con kỳ đà khổng lồ, phần mái chìa ra rất độc đáo.
Chùa Ba Vàng không chỉ là một điểm du lịch tâm linh linh thiêng ở Quảng Ninh mà còn là một thắng cảnh đẹp với không gian an yên, xanh mát ấn tượng của miền Bắc. Chùa sở hữu những bức tượng có thiết kế độc đáo, mang ý nghĩa tâm linh vô cùng to lớn. Tiêu biểu nhất phải kể tới tượng Phật A Di Đà được làm 100% bằng chất liệu gỗ tự nhiên. Ngoài ra, chùa Ba Vàng cũng còn rất nhiều pho tượng khác như tượng Tam Thế, tượng Quan Âm… mà du khách mỗi lần ghé thăm đều không thể rời mắt.
Chùa Dâu là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử. Chùa là điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng được nhiều du khách ghé thăm. Trong đó chùa Dâu là trung tâm của hệ thống các chùa thờ Phật và thờ Tứ pháp (Vân, Vũ, Lôi, Điện), một nét độc đáo vì kết hợp giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian của người Việt. Chùa Dâu còn trở thành trung tâm của thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi, thiền phái đầu tiên của Phật giáo Việt Nam.
Chùa Một Cột là một trong những công trình kiến trúc lịch sử và tôn giáo nổi bật nhất của Hà Nội, hay còn được biết đến với tên gọi khác là Diên Hựu tự. Chùa được xây dựng trên một cột đá cao 4m, nằm giữa hồ nước xanh mát. Lịch sử xây dựng chùa Một Cột có nguồn gốc từ thời kỳ nhà Lý, khi hoàng đế Lý Thái Tông mơ thấy Phật tử hiện lên đài hoa sen và ban cho ông một đứa con trai. Ông đã cho xây dựng chùa Một Cột để tưởng nhớ ơn Phật và cầu mong sự bình an cho đất nước. Ban đầu, chùa Một Cột có hình thức là một ngôi đền vuông trên một đài đá tròn, nhưng sau khi bị phá hủy bởi quân Pháp vào năm 1954, chùa Một Cột được tái thiết với kiến trúc hiện đại hơn.
Chùa Một Cột thu hút du khách bởi sự độc đáo và tinh tế của thiết kế. Ngôi đền nhỏ trên cột được phủ bởi mái ngói hình chóp, trong đó có tượng Phật Quan Âm Bồ Tát bằng gỗ. Du khách có thể lên thăm quan chùa Một Cột bằng cách đi qua một cây cầu nhỏ. Tại đây, bạn có thể ngắm nhìn vẻ đẹp của chùa Một Cột từ nhiều góc độ khác nhau, cũng như cảm nhận được sự yên bình và linh thiêng của nơi này.
Một trong những ngôi chùa cổ kính và uy nghiêm nhất miền Bắc là chùa Địa Tạng Phi Lai Tự, hay còn gọi là chùa Đùng. Đây là nơi đã từng đón tiếp hai vị vua nổi tiếng của nước Việt là Trần Nghệ Tông và Tự Đức. Chùa Địa Tạng Phi Lai không chỉ là trung tâm tín ngưỡng của Phật giáo mà còn là kho tàng của nhiều cổ vật quý giá, mang giá trị văn hoá và nghệ thuật cao. Nằm cách Hà Nội khoảng 70km về phía Hà Nam, chùa Địa Tạng Phi Lai là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự thanh thản và thiền định.
Chùa Địa Tạng Phi Lai có lịch sử hơn 1000 năm, qua nhiều thăng trầm của hàng nghìn năm lịch sử, nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp trang nghiêm và hài hòa. Chùa được bao quanh bởi núi rừng xanh mát, bên trái có thanh long, bên phải có bạch hổ, tạo nên một phong thủy tuyệt vời. Màu sắc chủ đạo của chùa là trắng, vàng, nâu, mang lại sự thanh khiết và ấm áp. Đặc biệt, chùa có những lớp sỏi trắng được xếp thành những vòng tròn, biểu tượng cho 12 nhân duyên của con người. Khi bước đi trên những lớp sỏi này, du khách có cảm giác như đang lướt trên mặt nước, thật nhẹ nhàng và thanh tao. Kiến trúc của chùa Địa Tạng Phi Lai cũng rất độc đáo và cân đối, hòa quyện với thiên nhiên, mang lại cho người xem một cảnh quan bình yên và đẹp mắt.
Chùa Bích Động là một trong những ngôi chùa thiêng nổi tiếng nhất ở Ninh Bình, nằm trên sườn núi Bích Động thuộc thôn Đàm Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Chùa có từ thời Lê Dụ Tông vào thế kỷ XVIII, do hai vị hòa thượng Trí Kiên và Trí Thể khai sơn, đặt tên là Bích Động vào năm 1774. Chùa Bích Động là một công trình kiến trúc độc đáo, hài hòa với thiên nhiên, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Toàn thể kiến trúc chùa gồm có nhiều hang động và đài tháp được xây dựng theo hình chữ “Tam” trên một ngọn núi đá vôi cao 200m. Hang động và đài tháp tạo thành một không gian linh thiêng, thanh tịnh, mang đậm phong cách kiến trúc của các ngôi chùa. Bên cạnh đó, chùa cũng có nhiều cảnh quan đẹp mắt như hồ Bích Động và cây cổ thụ trăm tuổi. Du khách khi đến chùa Bích Động có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên hữu tình và khám phá Chùa Hạ, Chùa Trung, Hang Tối và Chùa Thượng. Chùa Bích Động là một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích vẻ đẹp của “Nam Thiên Đệ Nhị Động”, chỉ sau Động Hương Tích của Hà Tây.
Tại các chùa ở miền Bắc, bạn không chỉ được tận hưởng vẻ đẹp kiến trúc cổ kính và bầu không khí thanh bình, mà còn cảm nhận sự yên tĩnh trong tâm hồn mình. Mỗi bước chân tiến vào những ngôi chùa linh thiêng là một cơ hội để tạm dừng cuộc sống hối hả, để quên đi những lo âu và căng thẳng. Một tâm hồn thanh thản là điều quý giá nhất mà bạn có thể đạt được sau hành trình này. Miền Bắc thật sự là một kho tàng với nhiều ngôi chùa cổ kính và tâm linh. Du lịch đến các ngôi chùa ở miền Bắc không chỉ là một chuyến hành trình ý nghĩa, mà còn là hành trình với những trải nghiệm tuyệt vời, an lành và hạnh phúc. Bình Minh Mới hiện tại cũng đang cung cấp dịch vụ cho thuê xe du lịch từ 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ, 29 chỗ, 35 chỗ, 45 chỗ, xe giường năm, xe Limousine để phục vụ nhu cầu đi hành hương cho Quý khác. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cho thuê xe du lịch và xe dịch vụ, Quý khách có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Bình Minh Mới chúc bạn một hành trình trình đầy niềm vui và ý nghĩa nhé!
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn