Hà Giang là tỉnh toạ lạc tại cực Bắc Việt Nam với phía Đông giáp Cao Bằng, phía Tây giáp Yên Bái - Lào Cao. phía Nam giáp Tuyên Quang và phía Bắc giáp Trung Quốc. Trung tâm của tỉnh là thành phố Hà Giang nằm cách Hà Nội khoảng 320km. Điểm thu hút của Hà Giang đến từ cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với nhiều thắng cảnh như đỉnh Mã Pí Lèng, hẻm vực Tu Sản, núi đôi Quản Bạ,... Chính vì thế mà dù sở hữu địa hình hiểm trở, nhưng Hà Giang vẫn thu hút được rất nhiều du khách ghé thăm.
Không chỉ được thiên nhiên ưu ái cho nhiều danh lam thắng cảnh được thế giới trầm trồ, Hà Giang còn là nơi lưu giữ những di tích lịch sử lâu đời cũng như nét đẹp văn hóa đặc sắc của 22 dân tộc vùng cao phía Bắc. Tất cả đã tạo nên sức hút hấp dẫn khiến các tín đồ du lịch không ngừng tìm kiếm kinh nghiệm du lịch Hà Giang để chinh phục trọn vẹn vùng sơn cước xinh đẹp này.
Là tỉnh nằm ở khu vực Đông Bắc, với diện tích gần 8.000 km2, Hà Giang được thiên nhiên ưu ái cho quần thể rừng - núi - sông, cùng hệ sinh thái đa dạng. Mảnh đất này luôn khiến những du khách phương xa say lòng với những địa danh hùng vĩ như đỉnh Mã Pì Lèng, núi đôi Quản Bạ, hẻm vực Tu Sản; cũng như nhiều di tích lịch sử - văn hóa lâu đời như phố cổ và cao nguyên đá Đồng Văn, các bản làng của người dân tộc với văn hóa bản địa đặc sắc. Chính vì thế, nếu bạn đang tìm kiếm một chuyến đi vừa “đã mắt”, “bổ kiến thức” thì Hà Giang chính là điểm dừng chân tiếp theo dành cho bạn.
Thời gian lý tưởng nhất là du lịch Hà Giang là từ tháng 9 đến tháng đến khoảng tháng 3 năm sau vì đây không chỉ là mùa lúa chín, mùa hoa nở rợp trời mà còn là thời điểm diễn ra các lễ hội mùa Xuân của đồng bào miền núi. Ghi chú những cột mốc Hà Giang rực rỡ nhất để không bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm trọn vẹn vẻ đẹp vùng non cao này bạn nhé!
Là thời điểm đồng loạt các ruộng bậc thang tại Hà Giang được phủ sắc vàng ươm của mùa lúa chín, mà trong đó đẹp nhất chính là khu vực Hoàng Su Phì.
Nếu trót say đắm vẻ đẹp cũng những cánh đồng hoa tam giác mạch, bạn còn chờ gì mà chưa lên kế hoạch đến Hà Giang vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11. Đừng quên ghé cột cờ Lũng cú, làng văn hóa Lũng Cẩm - Sủng Là, chân đèo Mã Pí Lèng, Thạch Sơn Thần - Quản Bạ để có view ngắm hoa tam giác mạch xịn nhất nhé!
Mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3 là mùa Hà Giang ngập tràn màu sắc của đủ các loại hoa như hoa cải vàng, hoa mận trắng, hoa đào hồng. Đây cũng là dịp tập trung nhiều lễ hội đặc sắc nhất của phố núi như Lễ hội Gầu Tào của người Mông, Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Lễ hội Lập Tịnh của người Dao,...
Nhắc đến Hà Giang thì phải nhắc đến Quản Bạ, trong đó địa danh níu bước chân cũng những tín đồ khám phá chính là cổng trời Quản Bạ. Cổng trời cao 1500m so với mực nước biển, nằm giữa 2 đỉnh núi, và được xem là cửa ngõ bước vào hành trình khám phá cao nguyên đá Đồng Văn. Đứng tại đây, bạn có thể nhìn ngắm trọn vẹn vẻ đẹp hùng vĩ, giao thoa đất trời của núi rừng Tây Bắc.
Núi Đôi Quản Bạ
Đúng như cái tên của mình, Núi Đôi Quản Bạ (hay còn có tên gọi khác là Núi Đôi Cô Tiên) là một tuyệt tác thú vị của thiên nhiên, có hình dáng tựa như bầu sữa của người mẹ, mang đến sự trù phú cho vùng đất này. Tùy vào thời điểm mà bạn có thể chiêm ngưỡng núi đôi Quản Bạ trong “những bảng màu” khác nhau: màu hồng của hoa tam giác mạch, màu vàng ươm của lúa chín hay màu xanh phủ mây trắng của những buổi sáng mờ sương.
Phố cổ Đồng Văn là nơi tụ hội của nhiều dân tộc Tày, Hoa, Mông, Nùng, Dao, Kinh đến an cư lạc nghiệp từ đầu thế kỉ 20. Đến nay, phố cổ vẫn giữ được nét đẹp cổ kính và không khí hoài cổ với những nét nhà đặc trưng, mang sắc vàng rêu phong của thời gian.
Thời điểm tốt nhất để đến tham quan phố cổ là những khi có chợ phiên vào Chủ nhật mỗi tuần. Bạn sẽ được hòa vào nếp sống sinh hoạt của người dân nơi đây với những bộ váy áo sặc sỡ và những loại nông sản đặc trưng của núi rừng.
Cột Cờ Lũng Cú
Cột cờ Lũng cú nằm trên đỉnh núi Rồng cao 1.470m so với mực nước biển, được xem là cột mốc cực bắc thiêng liêng của tổ quốc. Để “check-in” được cột cờ, bạn phải vượt qua được 839 bậc thang và phải leo thêm 140 bậc cầu thang xoắn ốc hẹp nữa mới có thể chạm tay vào quốc kỳ, chính thức đứng trên điểm cao nhất của cực Bắc.
Với cung đường đèo dài 20km uốn lượn hiểm trở, đèo Mã Pì Lèng được mệnh danh là một trong “tứ đại đỉnh đèo” của núi phía bắc, nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc. Đây là một trong những địa điểm được nhiều tín đồ du lịch tự túc khao khát chinh phục nhất. Từ đỉnh đèo, bạn có thể nhìn thấy toàn bộ khung cảnh hùng vĩ của con sông Nho quế màu xanh ngọc bích uốn lượn quanh những quả núi trùng điệp.
Hẻm Tu Sản
Không thể nói bạn đã đi Hà Giang nếu chưa chinh phục hẻm vực Tu Sản. Với chiều cao vách đá gần 800m, chiều sâu gần 1km và dài 1,7km, Tu Sản xứng đáng là “đệ nhất hùng quan” của cao nguyên đá Đồng Văn. Một trong những trải nghiệm khó quên nhất khi du lịch Hà Giang tự túc chính là được đi thuyền trên sông Nho Quế để đến gần và cảm nhận thật rõ sự hùng vĩ đến choáng ngợp của hẻm Tu Sản.
Ruộng Bậc Thang Hoàng Su Phì được công nhận là di tích quốc gia có lịch sử phát triển hàng trăm năm từ những ngày đầu năm khai hoang của người Nùng, Dao, La Chí. Để có thể nhìn ngắm ruộng bậc thang đẹp nhất, hãy đến bản Phùng, bản Luốc ở Hoàng Su Phì - nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam vào tháng 9, tháng 10 mùa lúa chín nhé!
Sẽ là một thiếu sót lớn nếu bạn đã đi du lịch Hà Giang mà chưa thử qua món Thắng Cố. Thắng Cố là một trong những món ăn đặc sản vô cùng nổi tiếng của vùng đất Tây Bắc. Đây là món canh thịt truyền thống được nấu từ thịt ngực cùng với nước dùng vô cùng đặc biệt. Tinh túy của món Thắng Cố phải nói đến nước dùng của món ăn này được ninh nhừ từ xương, lục phủ ngũ tạng kết hợp với hơn 12 loại gia vị đặc trưng như: quế, hồi, lá chanh… tạo nên một nồi nước vô cùng chất lượng. Bí quyết để nước dùng ngon hơn đó là phải rán sơ phần thịt trước khi cho vào nước dùng để ninh mềm.
Về hương vị, Thắng Cố là một món có mùi ngai ngái khá khó ăn đối với những ai được thưởng thức món ăn này lần đầu nhưng càng ăn sẽ càng ghiền đấy nhé. Không những thế, khi thưởng thức Thắng Cố bạn nên kết hợp thêm rượu ngô để gia tăng hương vị cho món ăn này. Bạn có thể ăn Thắng Cố ở các chợ phiên thuộc Mèo Vạc, Lũng Cú, Đồng Văn… với mức giá vô cùng rẻ chỉ khoảng 20.000 VNĐ/bát.
Thắng Dền cũng là một trong những đặc sản không thể thiếu khi đến Hà Giang. Món ăn này có nhân đậu xanh, đậu đỏ để gia tăng mùi vị. Sau đã đậu được nấu nhừ và sên thành khối thì chúng sẽ được bỏ vào giữa lớp bột, vo tròn lại. Món ăn này chỉ được chế biến khi có khách đến ăn. Thắng Dền dẻo dẻo, nhiều màu sắc lại có vị ngọt nhẹ và thơm thơm mùi gạo nếp. Chỉ cần nấu một chút cay từ nước đường hoa mai nấu gừng và bùi béo của cốt dừa, lạc rang thì thơm ngon khó cưỡng.
Người ta có câu: “Chưa ăn cháo ấu tẩu thì chưa đến Hà Giang”. Tác dụng chính của món ăn này là giúp người ăn ngủ sâu giấc, ngủ ngon hơn và xua tan đi mệt mỏi suốt một ngày dài. Cháo ấu tẩu là món ăn có quanh năm nhưng nếu bạn muốn ăn thì phải dạo chợ, ghé quán vào lúc chiều tối.
Khô trâu là món ăn được dùng để quảng bá hình ảnh của mảnh đất Hà Giang. Món thịt trâu được làm chủ yếu từ bắp trâu, tẩm ướp muối, tiêu, gừng, ớt và mắc khén cho thấm. Sau đó miếng thịt đã được tẩm ướp sẽ được treo lên giàn bếp, hun khói từ củi cây rừng trong vòng 2 tháng cho khô lại. Chính vì thế mà miếng thịt trâu sau khi ra thành phẩm sẽ có màu nâu đen và ám mùi khói.
Có thể nói rằng rượu ngô là món thức uống gần gũi với nhiều người dân vùng cao nguyên đá. Trong nhà người dân ở đây ai cũng có ít nhất là từ 3 - 5 lít rượu dùng để đãi khách. Món thức uống này được yêu thích bởi thời tiết Hà Giang khá mát vào hè, tuyết rơi vào mùa đông nên người dân có thói quen uống rượu để giữ ấm cơ thể. Vị của rượu ngô cũng rất dễ uống, vị ngọt dễ uống và có hương thơm đặc trưng của ngô.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn