Cao Bằng là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, có phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Nơi đây có đường biên giới dài hơn 333 km, phía Tây giáp với 2 tỉnh là Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp với 2 tỉnh là Bắc Kạn và Lạng Sơn.
Tỉnh Cao Bằng có địa hình núi khá đa dạng, bị chia cắt bởi hệ thống sông suối dày đặc, nhiều núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu. Sự phức tạp của địa hình vùng núi Cao Bằng tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái rất đặc thù. Chính vì thế, Cao Bằng không chỉ có sự phát triển đa dạng về cây trồng, vật nuôi mà còn là điểm đến được rất nhiều khách du lịch yêu thích khám phá thiên nhiên lựa chọn để có những ngày nghỉ thật yên bình.
Mùa đẹp của Cao Bằng là từ tháng 8 đến tháng 12 khi thác Bản Giốc đổ nước nhiều và trong xanh, nhiều đoạn ruộng bậc thang chín vàng. Nếu muốn ngắm những thác nước nước tuôn trào tung bọt trắng xóa kết hợp với những cánh đồng lúa chín rực vàng thì bạn có thể đi vào dịp cuối tháng 9, đầu tháng 10. Còn để trải nghiệm mùa hoa dã quỳ hay tam giác mạch nở khắp núi đồi, bạn có thể lên đường vào tháng 11 và 12.
Thế nhưng vì Cao Bằng là một tỉnh vùng núi cao nên sáng sớm và chiều tối ở vùng núi Cao Bằng tiết trời sẽ se se lạnh, nhiệt độ có thể hạ xuống thấp ở mức 15-16 độ C.
Thác Bản Giốc từng lọt vào danh sách những thác nước đẹp nhất khu vực Đông Nam Á và cũng top 4 dòng thác lớn nhất thế giới. Nằm tại vị trí giao thoa giữa biên giới Trung Quốc và Việt Nam, Bản Giốc đẹp tựa một dải lụa trắng tinh khôi giữa núi rừng Cao Bằng và đổ xuống dòng sông Quây Sơn màu ngọc bích.
Điểm nhận diện của dòng thác này chính là cấu trúc chia tầng độc đáo với từng khối nước chảy len lỏi qua nhiều tầng đá vôi và cây cỏ. Dưới chân thác là những nếp nhà và thửa ruộng xanh mướt của người dân tộc Nùng và Tày.
Thác Bản Giốc cách trung tâm Cao Bằng khoảng 100km nên bạn có thể đến đây bằng xe khách hoặc xe máy. Thời điểm lý tưởng nhất để đến đây là tháng 8 - tháng 11. Giai đoạn tháng 8 - tháng 9 là lúc Cao Bằng vào cuối mùa mưa nên lượng nước ở thác nhiều và cực trong xanh. Trong khi đó, tháng 10 là mùa lúa chín và tháng 11 là lúc hoa dã quỳ nở rộ tại đây.
Đây không chỉ là tọa độ có ý nghĩa lịch sử mà còn có cảnh sắc thiên nhiên đẹp tựa tiên cảnh. Với diện tích hơn 500ha, nơi này được chia thành nhiều cụm di tích gắn liền với sinh hoạt thường ngày của Bác Hồ. Trong đó, hang Cốc Bó, suối Lê-Nin, cột mốc 108, khu ruộng Goọc Mu là những điểm đến nổi tiếng nhất.
Khu di tích Pác Bó mùa nào cũng đẹp, tuy nhiên, bạn nên đến đây vào những tháng mùa khô (tháng 5 - tháng 9). Lúc này, thiên nhiên tại Pác Bó xanh tươi nhất, dòng suối Lê-Nin chảy hiền hòa và thời tiết lý tưởng để khám phá nơi này.
Cách trung tâm thành phố hơn 50km, cung đường dẫn đến Pác Bó cũng đi qua nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng của Cao Bằng như thác Bản Giốc, hồ Thang Hen… Khi đến đây, bạn nhớ thưởng thức hết các món đặc sản của Cao Bằng như phở chua, cơm lam Pác Bó, lạp xưởng… nhé.
Đây là một trong những ngôi chùa đầu tiên có mặt tại vùng Đông Bắc nước ta. Tựa lưng vào núi Phia Nhằm, chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được xây dựng trên khuôn viên rộng 3ha. Từ chùa, bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh thác Bản Giốc và thung lũng bên dưới.
Chùa được chia thành nhiều khu vực như cổng Tam quan, tòa Tam Bảo, vườn tượng, đền thờ… Toàn bộ ngôi chùa được thiết kế theo phong cách kiến trúc truyền thống của Việt Nam với các chất liệu quen thuộc như gỗ lim, gạch ngói…
Thời điểm tuyệt nhất để đến chùa là lúc sáng sớm và chiều tối khi nơi này bước vào khoảnh khắc bình minh hoặc hoàng hôn. Vì vậy, nơi này không chỉ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng mà còn là tọa độ vãn cảnh Cao Bằng không thể lý tưởng hơn.
Mã Phục là con đèo đẹp nhất tỉnh Cao Bằng và là một địa điểm check in ở Cao Bằng khiến các tín đồ xê dịch ngỡ ngàng trước sự hùng vĩ của thiên nhiên. Đèo thuộc địa phận huyện Trà Lĩnh và có chiều dài Khoảng 3,5 km cùng độ cao 700m (so với mực nước biển). Đúng như tên gọi, đèo Mã Phục “vắt” ngang ngọn núi đá vôi và thung lũng tạo nên hình ảnh tương tự con ngựa.
Đèo nằm trong nhóm những cung đường hiểm trở nhất Việt Nam. Đồng thời, Mã Phục còn nằm được xếp vào di sản địa chất của Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng, do UNESCO công nhận. Thời điểm nơi này đẹp nhất là đầu đông (mùa tam giác mạch) và mùa xuân (mùa trồng lúa và ngô).
Chỉ cách trung tâm thành phố Cao Bằng tầm 2km, Nghiêu Sơn Lĩnh là dãy núi nằm tại hữu ngạn dòng sông Bằng hiền hòa. Đây không chỉ là vùng sơn cước với cảnh sắc sơn thủy hữu tình mà còn là nơi gắn liền với lịch sử của vùng đất Cao Bằng. Ngày trước, đây là nơi đóng quân chống giặc phương Bắc và sau đó trở nên hoang vắng vì bị bao phủ bởi những cánh rừng rậm rạp.
Nghiêu Sơn Lĩnh có 2 đỉnh núi là Khau Thước và Khau Khiêu. Lọt thỏm giữa hai ngọn núi này là tòa thành Nà Lữ và những triền dốc cực hiểu trở. Hiện nay, Nghiêu Sơn Lĩnh chỉ còn một đoạn thành rộng 15m chạy dài quanh chân núi.
Thịt lợn chua, một món ăn đặc biệt với nguyên liệu chính là thịt lợn. Từ lâu, đồng bào Tày, Nùng, Mông, Dao… ở huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Cao Bằng đã có món thịt lợn chua ngon nổi tiếng. Bằng sự khéo léo và óc sáng tạo, người dân đã chế biến được đặc sản thịt lợn chua ngon trứ danh gần xa. Thịt lợn, sau khi làm sạch và tẩm ướp gia vị vừa ăn, sẽ được lót lá ổi và ủ lên men trong ống nứa. Sau một thời gian, bạn chỉ có việc đem thịt đã lên men vừa đủ ra xào lại và ăn cùng với cơm trắng. Tuy là món ăn đơn giản nhưng vô cùng bắt cơm, ngon miệng.
Vịt quay bảy vị là món ăn xuất hiện khá nhiều trong những dịp lễ quan trọng, ngày Tết ở Cao Bằng. Vịt được ướp với công thức gia truyền, công phu trong từng thớ thịt. Sau khi đã thấm gia vị, người ta rưới lên thân một ít giấm và mật ong rồi nướng đến khi chín vàng trên than tre. Vịt quay bảy vị ngon nhất là khi ăn kèm với rau thơm, bún sợi, bánh tráng, xôi hoặc nộm. Thêm một ly rượu ngô cay nồng nữa là có thể nhâm nhi món ăn cả ngày. Vịt quay bảy vị là món đặc sản mà bạn phải thử trong top 10 đặc sản Cao Bằng.
Hạt dẻ Trùng Khánh là loại đặc sản Cao Bằng được nhiều du khách ưa chuộng. Loại hạt dẻ này được trồng tại huyện Trùng Khánh cách TP. Cao Bằng khoảng 58 km. Hạt dẻ có nhiều vào khoảng tháng 9 đến tháng 10 âm lịch hàng năm và chỉ ở Cao Bằng mới có đủ điều kiện thời tiết để cây hạt dẻ Trùng Khánh phát triển. Hạt dẻ tại đây có vị béo bùi thơm ngon, kích thước to tròn hấp dẫn.
Thoạt nhìn thạch đen khá giống với sương sáo. Thạch đen được làm từ một loại cây cùng tên, vốn là món ăn và bài thuốc có tác dụng giải nhiệt, có tính mát và vị ngọt,… Khi thưởng thức thạch đen, người ta thường pha kèm một ít nước đường hoa mai, ăn vô cùng bắt miệng.
Một trong những đặc sản Cao Bằng nổi tiếng mà bạn không thể bỏ qua đó là bánh trứng kiến. Đây là món ăn đặc sắc của người Tày tại Cao Bằng. Món bánh này được làm từ trứng kiến, bột gạo với vỏ bánh là lá vả. Vào tháng 3 đến tháng 5 âm lịch hàng năm, khi đến Cao Bằng, bạn sẽ thấy món bánh trứng kiến này xuất hiện nhiều nơi, vì đây là khoảng thời gian giao mùa nên xuất hiện nhiều trứng kiến.
Như vậy, bài viết trên của Bình Minh Mới đã chia sẻ đến với bạn những địa điểm du lịch hay những món ăn ngon mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến Cao Bằng. Bình Minh Mới chúc các bạn sẽ có những chuyến đi du lịch Cao Bằng có thật nhiều những trải nghiệm thú vị, có những khoảnh khắc thú vị cùng với gia đình, bạn bè và người thân.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn